Lịch sử làng game online Việt Nam những năm đầu tiên
Có thể nói, trong ngành công nghiệp game, Việt Nam đi sau rất nhiều so với thế giới, nhưng điều đó lại không có nghĩa là chỉ việc bước đi trên con đường đã được dọn sẵn, cũng có rất nhiều thăng trầm đáng nhớ trên con đường phát triển của ngành công nghiệp vẫn con non trẻ này.
Sau đây, hãy cùng em điểm lại một vài mốc thời gian đáng nhớ của làng game Việt.
- 6/2003: dịch vụ ADSL được cung cấp, tạo nền tảng cho việc phát triển những hoạt động trên mạng internet, bao gồm game online.
- Cùng trong năm 2003, game online đầu tiên được đưa về Việt Nam là MU "lậu" hay còn được biết với cái tên "MU Việt Nam', "MU Hà Nội". Sở dĩ gọi là "lậu" vì tựa game này được đưa về và phát hành một cách khá bất hợp pháp khi không có bản quyền. Nhưng nó thực sự đã gây ra một làn sóng lớn trong hoạt động giải trí của giới trẻ thời bấy giờ. Nhiều người bắt đầu chơi game online từ thời điểm này hẳn rất quen thuộc với những cụm từ như "quẩy rồng", "cắm chuột", "reset",...
- 1/2004: Cho tới thời điểm này thì game Gunbound ra đời, đây cũng là tựa game online đầu tiên tại Việt Nam có bản quyền. Với lối chơi mới lạ, thú vị công thêm đồ họa dễ thương, Gunbound đã chiếm lĩnh dần thị trường của MU "lậu".
- Cho tới đầu năm 2005: Võ Lâm Truyền Kỳ được VNG đưa về phát hành, tạo nên một kỷ nguyên mới cho làng game online Việt Nam.
- 5/2005: TS Online trình làng, đây được coi là anh cả của game turn base tại Việt Nam.
- 6/2005: FPT đưa về game Prisontale (PTV), đây là tựa game online 3D đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, nó không được thành công lắm do lối chơi và hình ảnh chưa thực sự hấp dẫn, và các game thủ thì vẫn còn đang đắm chìm trong thế giới kiếm hiệp của VLTK.
- 7/2005: các server MU "Lậu" bắt đầu bị nhắm vào, sập dần.
- 8/2005: VLTK bắt đầu thu phí giờ chơi,.
- 9/2005: game MU có bản quyền được FPT đưa về Việt Nam với cái tên "MU Việt Nam, xứng danh anh hùng".
- 9/2005: cùng khoảng thời gian này, xã hội bắt đầu lên án game online như một tệ nạn.
- 6/2006: Bộ luật về giới hạn số giờ chơi game được thông qua. giới hạn chơi 5h/ngày
- 8/2006: VTC trình làng game Việt với Audition và "Cao bồi không gian" đánh dấu sự khác biệt trong thế giới game online của Việt Nam, khi mà 2 tựa game mô phỏng này thực sự đã gây nên một cơn bão cạnh tranh, đặc biệt là Audition.
- Khoảng thời gian từ 2006-2009 là chuỗi những ngày không hề yên ả trong làng game Việt Nam. Khi mà tràn lan những chính sách "không quản được thì cấm", xã hội dường như không chấp nhận rằng game là một ngành công nghiệp giải trí đúng nghĩa. Cũng có một số game online ra mắt trong khoảng thời gian này và có được một chút thành công (Võ Lâm 2, Cross fire, Silk road...) nhưng không game nào thực sự vững vàng trước cơn bão dư luận. Nếu được đánh giá thì em xin phép gọi đây là khoảng thời gian đen tối của làng game Việt.
- 5/2009: 3 game 3D bom tấn trình làng (Granado Espada, Alantica, Độc bá giang hồ) Nhưng ngay lập tức trở thành 3 quả bom xịt giữa một làng game đang hết sức "loạn lạc".
- 6/2009: web game nhập vai đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
- 10/2009: Kiếm Thế trình làng, hợp thức hóa hành động "auto" trong game, đánh dấu kỷ nguyên "mì ăn liền" của làng game online.
- quãng thời gian tiếp sau đó là một loạt sự xuất hiện của những thể loại game "mì ăn liền", với lối chơi khá nhàm chán, tính năng na ná giống như nhau, đưa làng game online vào khoảng thời gian chết dần. Cùng song song với sự thoái trào của những game online chơi trên nền tảng Client, thì web game lại phát triển mạnh mẽ. Với lối chơi "mì ăn liền" được đặt lên hàng đầu, lại là những game rất nhẹ, không tốn tai nguyên máy tính, người chơi chỉ cần vào web và chơi. Vô số những webgame nước ngoài được nhập về Việt Nam, bao gồm cả "rác".
- Thời kỳ này cũng đánh dấu sự manh nha phát triển của những nhà làm game trong nước, nhưng đứng trước cơn bão "mì ăn liền" kia, những dự án game trong nước đã nhanh chóng chết yểu.
- 2011: với sự xuất hiện của gMO(game mobile online) đầu tiên - Minh Châu, đã mở ra một trào lưu giải trí thời thượng cho giới trẻ Việt bấy giờ. Cũng là bắt đầu kỷ nguyên của sự phát triển game mobile, dần hồi sinh làng game Việt đã bội thực tới nỗi ngắc ngoải bởi mấy gói mì ăn liền trước đó.
- Cho tới thời điểm này, game online chơi trên nền tảng client cũng đang dần lấy lại những thị phần của mình, nhưng không còn chiếm được sự độc tôn mà phải chia sẻ miếng bánh cho rất nhiều thể loại khác nữa. Nhưng có thể khẳng định rằng, làng game Việt đang phát triển theo hướng tích cực hơn, với những lựa chọn thông minh hơn của người chơi.
- Có thể nói rằng cho tới tận thời điểm này, làng game Việt mới bắt đầu phát triển đúng với cách của nó nên như vậy.