Luật này được 1 lập trình viên tên là Conway phát biểu năm 1967:

Các tổ chức thiết kế các hệ thống... bị cưỡng bức tạo ra các thiết kế giống với cấu trúc tương tác nội bộ trong chính tổ chức.

(Ghi chú: Từ "hệ thống" ở đây không nhất thiết phải là Hệ thống phần mềm)

Nôm na là: Công ty có cấu trúc như nào thì phần mềm họ tạo ra rồi sẽ có "hình dạng" như vậy.

Biến thể

Nếu các đơn vị của tổ chức (đội nhóm, phòng ban) không tương ứng với các thành phần quan trọng của sản phẩm, hoặc nếu mối quan hệ giữa các đơn vị không phản ánh quan hệ giữa các thành phần, thì dự án sẽ có vấn đề... Vì vậy, hãy đảm bảo tổ chức tương thích với kiến trúc sản phẩm.
__JamesoplienNeil B. Harrison __

Một số nghiên cứu chứng minh cho luật này đã được thực hiện bởi MITHarvard Business School, University of Maryland phối hợp với Microsoft, và bởi Syeed & Hammouda ở Tampere University of Technology (Phần Lan).

Ok. Nghe hay hay. Nhưng:

Phát biểu cho vui vậy hay là có ý nghĩa thực tiễn gì không?

Có chứ. Ở mọi nơi!

Vd: Cơ cấu tổ chức & cách tương tác trong 1 tổ chức thường được dẫn dắt bởi nhu cầu, quyền lợi & các vấn đề trong nội bộ tổ chức. Trong khi sản phẩm tạo ra như nào lại cần được dẫn dắt bởi nhu cầu, giá trị cho khách hàng/ người dùng. Nếu không để ý đến luật Conway để điều chỉnh tổ chức (cách phân chia và cách tương tác người-người, team-team) thì tổ chức sẽ vô tình tự tạo sức ép cho mình & đánh mất tính cạnh tranh.

Ở quy mô quốc gia:

Đôi chỗ, tôi thấy có chuyện sau:
3 ông /bà A, B, C chạy chức giám đốc viện X bằng cách đút tiền.
Ông A đút nhiều hơn => thắng.
Ông B đút ít hơn, nhưng vẫn nhiều lắm, => điều chuyển sang làm thủ trưởng cơ quan Y (ít mầu hơn 1 chút).
Còn bà C thì được gợi ý cầm đầu 1 nhóm & thành lập 1 trung tâm mới...

Ứng vào luật Conway:
"Tổ chức" ở đây gồm các quan chức, với các viện/ cơ quan/ trung tâm chính là cơ cấu.
Văn hoá vụ lợi, tham nhũng chính là cách tương tác người-người.
Và "khách hàng" chính là người dân.

Nếu thể chế là như vậy thì đương nhiên khách hàng không được coi trọng rồi. Ngay cả 1 trung tâm mới được tạo ra cũng đâu phải để giải quyết cái gì cho người dân đâu 😂🤣

(Chú ý: Ví dụ trên, cá nhân tôi tin là có - nhưng tôi không đưa ra với ý chỉ trích tiêu cực. Vì mỗi thằng "tôi" trong chúng ta không chỉ là user mà cũng là staff - có trách nhiệm trực tiếp trong "tổ chức" nhà nước mình)

Với Sân Đình:

Trước kia, khi chúng ta chỉ tổ chức đội phát triển sản phẩm thành 1 team thì - 1 cách tự nhiên - chỉ có Chắn được chú trọng…

Nếu ta tổ chức phòng ban hoàn toàn theo chuyên môn (phòng Kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng Marketing,..) thì bản chất là ta tổ chức để tối ưu hoá các hoạt động chuyên môn - mang tính nội bộ => không phù hợp theo luật Conway…

Vì thế, chúng ta tổ chức công ty thành Đội, Tộc, Làng, Hội:

- với Đội là trung tâm (của cơ cấu), gồm < 10 người thuộc nhiều chuyên môn (Tộc), & có 1 mission dài hạn (vd “Phát triển Chắn liên tục để có 100k người Chơi Vui”, hay “Đảm bảo hạ tầng ổn định cả cho hiện tại & tương lai”).

Còn các hình thức tổ chức khác (như Làng, Tộc, Hội), các phương pháp (OKR, Scrum,..), và các quan điểm cốt lõi (như Release liên tục, Giúp tự làm được chứ không làm hộ, coi trọng ngồi 1:1,...) được lựa chọn/ thiết kế/ tùy biến nhằm hỗ trợ cho Đội vừa Tự chủ vừa Gióng hàng:

  • Mảng game là 1 Làng, với 1 mission rộng hơn, thông qua OKR sẽ gióng hàng xuống các Đội và làm thành ngữ cảnh để qua đó các tương tác được hiệu quả hơn.
  • Tộc trưởng được phân trực tiếp vào Đội (Hiệu Béo không chơ vơ ở ngoài các Đội) để không “xa rời thực tiễn”, thường xuyên ngồi 1:1 hay 2,3:1 với Tộc viên để hỗ trợ tối đa cho họ phát triển (để họ sướng & giỏi hơn thì mới Tự chủ được)

Để ý là, khi Đội là trung tâm, và mỗi đội có 1 mission, mission này hướng đến tạo giá trị cho user, thì nghĩa là ta đang làm theo luật Conway.

Khi đó, cả user, công ty & mỗi nhân tài đều win.

Ồh zê. Chiến thôi! Nhỉ?


Tham khảo:

  • https://en.m.wikipedia.org/wiki/Conway%27s_law
  • https://www.thoughtworks.com/insights/blog/demystifying-conways-law