Trước khi đọc bài viết bên dưới cần biết các khái niệm về Scrum như Backlog, Sprint, Scrum Master, Retrospective… Đọc tại bài viết này.
Product Owner là người “sở hữu” sản phẩm. Họ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề thực tế của user khi sử dụng sản phẩm, từ đó vận hành và cải tiến sản phẩm để đạt được mục tiêu của công ty. PO quyết định các tính năng của sản phẩm, đánh giá độ ưu tiên của từng hạng mục cần hoàn thành.
Product Owner là người có tầm nhìn về sản phẩm, cả ngắn hạn và dài hạn. Product Owner thực hiện việc này thông qua tìm hiểu thị trường, khách hàng, nghiệp vụ, … Và trong thực tế thì Product Owner là người am hiểu về sản phẩm nhất, có tiếng nói cuối cùng khi đưa ra các quyết định về tính năng của sản phẩm.
Product Owner không có quyền can thiệp vào cách mà Nhóm Phát triển thực hiện công việc trong một Sprint. Nhưng Product Owner có thể hoàn toàn yên tâm về cam kết của Nhóm Phát triển về mục tiêu cố định của Sprint đó.
Vậy những công việc chính của Product Owner là gì?
Management of Backlog (quản lý backlog):
- Theo dõi “sức khỏe” của sản phẩm thông qua số liệu/phản hồi của user, từ đó tìm ra các vấn đề cần sửa chữa/cải tiến.
- Làm user research, bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp user, để chắc chắn những vấn đề nêu trên thực sự là vấn đề (không phải phỏng đoán).
- Đưa ra giải pháp. Kết hợp với UX Designer để vẽ wireframe, với UI Designer để “khoác áo” cho thiết kế. Làm specifications (SRS) để diễn giải thiết kế cho đội ngũ phát triển (dev, QA). Các công việc này tạo ra backlog.
- Đánh giá và sắp xếp độ ưu tiên cho các task backlog.
- Lên timeline và kế hoạch release. Tùy vào quy mô của tính năng sản phẩm mà có thể chia làm nhiều giai đoạn release nhỏ.
- Sau khi release, tiếp tục theo dõi các chỉ số, và lặp lại quy trình nói trên.
Analysis of Product Vision (Phân tích và đưa ra tầm nhìn cho sản phẩm):
- Một Product Owner luôn bao quát, chia sẻ, và truyền thông tầm nhìn của sản phẩm cho mọi người. Không chỉ trong nội bộ team mà cả đến khách hàng và các bên liên quan.
- Product Owner phải hiểu được Tại sao và có ảnh hưởng đến Ai và Cái gì, nhưng không nên quan tâm đến việc Làm thế nào.
Co-ordination with Scrum Master (Làm việc với Scrum Master)
- Product Owner cần phải làm việc sâu sát với Nhóm Scrum và đặc biệt là với ScrumMaster / Agile Coach.
- Product Owner nên tham gia tích cực vào những sự kiện trong Scrum, đặc biệt những buổi Làm mịn Product Backlog, Lập kế hoạch Sprint, và những buổi Sơ kết (Retrospective) Sprint.
Modulating Development Team (điều hướng đội ngũ phát triển)
- Product Owner cần ngồi làm việc cùng với Nhóm Phát triển để tránh việc trì hoãn công việc, sai sót trong truyền thông, và những vấn đề phát sinh giữa các bên.
PRODUCT OWNER NHƯ THẾ NÀO THÌ TỐT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GAME 52 LÁ (DÙNG ĐỂ CHẤM OKR)?
- Đưa ra tầm nhìn cho sản phẩm 52 lá. Đưa ra và thống nhất tầm nhìn đó với toàn team.
- Xây dựng được bộ chỉ số theo dõi sức khỏe cho sản phẩm và theo dõi nó hàng tuần.
- Cập nhật backlog hàng ngày khi triển khai Scrum.
- Tham gia 100% buổi họp plan, retrospective & celebrate hàng tuần với team.
- Tổ chức được các buổi celebrate hàng tuần và teambuilding hàng kỳ.